Cách chọn gà đá đòn dọc,đá mé cực hay

Có rất nhiều ếu tố quyết định đến việc thắng thua của mỗi trận đấu gà bao gồm dòng, nước nuôi, may mắn, việc ghép chạng của chủ gà, thể lực trước trận đấu.Nếu hai chiến kê có đòn đánh và thể lực ngang nhau thì lối đánh của con nào khắc được lối con kia thì khả năng thắng lợi của conđó cao hơn rất nhiều. Và thực tế cũng đã chứng minh đòn đánh nhau và đòn quyết định sứ thắng thua và tốc độ, nếu có hơn lối nhưng thua nhiều về đòn cùng tốc độ thì cũng vẫn có thể thua như thường hoặc có thể lối rất hay, gà đang chiếm ưu thế nhưng dính một vài đòn hiểm là hết lối hết đòn gà đá đòn dọc cũng là đòn đánh hiểm của chiến kê, đây cũng là sự may mắn của chú gà hoặc như dân gian xưa ta đã nói đó là duyên trường của chú gà nòi

Thế lối đá của con gà đôi khi không chỉ đơn thuần là lối hai con gà đá nhau, mà nó còn là nét đặc trưng riêng cho từng dòng gà, hoặc từng địa phương riêng biệt



Mỗi dòng gà,cụ thể hơn là mỗi con gà khi lâm trận sử dụng một vũ khí lợi hại riêng của mình để giao đấu; cách di chuyển, tránh né luồn ép. Chính là thế lối của gà nòi

1.Gà đá dọc:

Đây là hình ảnh mặt tiền về chân gà thường gặp nhất:

-Hàng vảy trên cán phía ngoài là hàng ngoại,phía trong là hàng nội

– Chân gà có 4 ngón: ngón chúa, ngón ngoại, ngón nội và ngón thới.

Thế đá dọc mé là một thế đá rất phổ biến của gà

Với 1 con gà đá đòn dọc thì: có đặc điểm là thường thì các chiến kê đánh đòn theo đường dọc.Chúng đánh làm cho đối thủ không đánh lại được.

Khi gà đứng nhìn từ mặt trước, nếu trên phần cán vảy hàng ngoại lấn vảy hàng nội thì đòn chủ đạo của con gà là đòn dọc.

2.Gà đá mé :

Khi ra giao đấu 1 con gà mé thì vảy trên phần cán , chúng có vảy hàng nội lấn vảy hàng ngoại là hàng vảy nằm ở phía ngoài.

Gà nòi lối đá gà ở những chỗ đá hiểm vào đối phương

Với con gà có chân mà hai hàng khó phân định hàng nào lấn thì con gà đó đá cả dọc mé.

Phải nói thêm loại này thường nhiều lối đá

Với gà có thế đá dọc ,mé thì khi bồng gà lên đôi cán khép  lại chữ v là tốt nhất,báo hiệu gà đá tin chân

Gà đá tin chân hay không cũng có thể kiểm tra ghim gà nếu khít cỡ ngón tay không vừa thì tốt.Gà đá tin chân hay không cũng có thể kiểm tra ghim gà nếu khít cỡ ngón tay không vừa thì tốt.Gà đá đòn dọccó lối đá thật tinh vi

Khám phá những nét đặc sắc từ gà chân chì

Gà chân trì tốt hay xấu đó cũng là câu hỏi mà dân chơi gà mới muốn tìm hiểu về gà đang quan tâm, gà chân chì được gọi là Khổng Tước do họ cho  là giống gà chân chì là giống qusy tộc và gà chân chì được thiên nhiên ban tặng cho số làm tướng. Gà chân chì khi đánh gà và chọi gà luôn ở thế cao hơn vì chúng được cho là sẽ nắm chắc phân fthanwgs khi đá gà. Vậy thực hư gà chân chì tốt hay xấu các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về gà chân chì nhé.


Gà chân chì tốt hay xấu theo kinh nghiệm dân chơi gà.
Gà chọi chân xanh hay chân vàng hoặc chân chì  còn gọi là nhật nguyệt cước kê. Gà này có tánh linh, biến thế rất hay. Tuy nhiên không phải chỉ có đôi chân này thôi là hay mà còn phải xem về tiềm lực bên trong con gà, thể hiện qua hình thể, dáng đi đứng. Để đúng là một con nhật nguyệt cước kê thì phải có kiểu hình thể sau: lùn chân, tướng đi chuối về phía trước, mã to lông ướt, đôi cánh xếp ngược lên lưng, lông đuôi và mã dài chấm đất. Thường thì tướng gà thế này không ai chấp nhận. Tuy nhiên nếu có đôi chân nhật nguyêt thì quả đúng là linh kê có 1 không 2, nhưu vậy các bạn có thể biết được là gà chân chì tốt hay xấu rồi đó.

Ngoài lề luật chọn gà chân chì tốt hay xấu theo phong thủy.
– Gà mồng rồng, gà chọi thường không ai thích con gà trống nào có cái mồng rồng to tướng chỉ để làm chổ dựa cho đối thủ đánh. Thế nhưng một khi cái mồng rồng này đi với đôi chân tam bản, các ngón chân nhỏ và dài thì con gà trở nên không có đối thủ, bất kể đến đối thủ nặng bao nhiêu cân vân có thể thắng được. Gà này tôi đã từng nuôi, ô ớt chân vàng 2.6 đánh thắng ô mã lại chân chì 3.6 trong vòng 4 đốt nhang. Gà này thường tranh đá mặt dọc, khi xuất đòn từ 3 – 5 cái mới chịu buông mỏ Gà lắc mặt : Thường gà này có bột mặt tròn, dân chơi gà hay gọi là mặt nguyệt, gà này đá mé rất hay, hay trông đá mặt dọc. Ưu điểm gà chân chì là đánh nhanh thắng nhanh.

– Né lồng: tướng gà chọi lúc nào cũng như đang đá dè đối thủ, khi nhốt trong lồng thì gà đi kiểu như đang say rượu. Gà chọi loại này có biệt tài sỏ ngang. Xoay trở được cả hai bên khi đánh và có thể đấu với 2 đối thủ cùng một lúc. Thế đá này dường như không đối thủ. Thế nhưng vẫn kỳ với những con gà đá bợ và đá sỏ dọc thì gà chọ loại này  càng phải để ý nhiều hơn, vậy theo bạn gà chân chì tốt hay xấu ?

– Gà ngũ sắc là kiểu gà họ chọn theo màu lông, chỉ có ở con gà sám son. Ngũ sắc trông kinh kê được cho là thuần văn nên con này rất hay, biết xoay trở biến thế, nhưng thế thường đá nhất, hay nhất vẫn là thế sỏ ngang

– Gà lông voi, loại này rất hiếm gặp, nếu gà có lông voi thì bất kể dòng giống, bất kể gà lai hay gà chính. Trong kinh kê gà này được xếp đầu – Thiên hạ vô địch. Con này có thể xếp ngang với ẩn đầu rồng và nhân tự đầu hổ.

Kiểu gà chân chì được dân chơi gà tìm kiếm và săn lùng rất kỹ, bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều bài viết về gà chân chì tốt hay xấu trên trang của chúng tôi và có thêm kinh nghiệm để chọn gà chọi cho mình nhé. Chúc bạn có them kiến thức chăm sóc chú gà của mình chiến tốt hơn. Tham khảo bài viết Khám phá gà ba hàng vẩy tốt hay xấu đang được xem nhiều nhất.

Khám phá bí mật gà chọi, gà ba hàng vẩy tốt hay xấu ?

Các bạn chơi gà thì điều đương nhiên đó là các bạn luôn để ý chăm sóc chú gà của mình từng chi tiết nhất, như việc gà có ăn uống điều độ không?. Có uống nước đúng liều  lượng và điều độ không, hay thậm trí còn để ý xem màu da, màu vảy và cách sắp xếp chúng nữa. Việc dân chơi gà quan tâm đến những điều nhỏ nhất này là việc thể hiện sự chăm sóc gà chiến, như vậy càng làm cho chú gà chiến đấu hay hơn nữa trong các trận đánh.


Tổng quan về gà ba hàng tốt hay xấu.
Gà ba hàng vẩy tốt hay xấu, đó cũng là điều mà các dân chơi gà quan tâm, theo bạn thì việc nhìn mặt bắt hình dong ở con người có đúng không?. Trong chiến gà  thì việc quan sát và nhìn một chú gà với vẻ ngoài ra sao cũng rất có tầm ảnh hưởng khi đánh chọi gà. Gà ba gang vẩy tốt hay xấu đó cũng là một cách chọn gà đi mau gà chọi chiến của những người có nhiều kinh nghiệm

Luận thêm về vảy thì vảy gà càng vuống vắn càng rõ ràng, xếp vảy nào ra vảy lấy thì con gà đó được đánh giá là chiến hăng.

Vảy độ đôi là vảy khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm. “Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt. Đấy là nguyên tắc khi chọn gà vảy đôi hàng.

– Vảy kẽm của gà sát cánh cựa nhỏ, vảy to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân gà thật giống nahu như đúc thì bạn phải chiếm lấy chú gà này gay lập tức vì như vậy là quá tốt cho gà. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt.

– Chân gà hàng phải trơn tru như vậy mới là gà tốt, việc chọn gà  ba hàng vẩy tốt hay xấu cũng đã được đề cập rõ ở trên.

Cách xem gà ngoài tiêu trí gà ba hàng vẩy tốt hay xấu.
Ngoài việc chân gà vẩy ba hàng bạn cũng có thể tham khảo các kiểu gà với vảy chân như sau.

Mặt tiền của hai chân gà có 2 hàng vảy cũng được ,được mô tả như sau:

Theo ngón giữa  đi thẳng lên gối ,gọi là hàng Nội hoặc hàng Quách.

Theo ngón ngoại đi thẳng lên gối,gọi là hàng Ngoại hoặc hàng Thành

Theo ngón thới đi lên gọi là hàng Thới

Mặt sau có một hàng vảy lớn,gọi là hàng Hậu.

Trên đây là một bài viết cho bạn thấy được rằng gà ba hàng vẩy tốt hay xấu, khi biết được các chi tiết nhỏ về gà bạn sẽ chăm sóc chú gà của mình tốt hơn và chú gà của bạn có thể chiến đấu hăng say hơn tram trận chăm thắng. Chúc các bạn có những trận đấu gà vui vẻ với chú gà của mình, tham khảo nhiều bài viết mới nhất của chúng tôi về cách chọn gà chiến nhé !

CÁCH LÀM CHO DA GÀ CHỌI DÀY

Bất cứ ai đam mê gà chọi cũng muốn chú gà chọi cuả mình trông khỏe mạnh, máu lửa hơn. Chúng ta có thể làm cho da gà chọi dày hơn để khi chiến đấu có thể chống cự lại được những đòn tấn công của con khác. Giúp cho chú gà chọi của mình tránh được những tổn thương sâu bên trong. Giúp cho chú gà của chúng ta trông dũng mãnh hơn Sau đây là một số cách làm cho da gà chọi dày hơi:

    

  • Vần hơi
Sử dụng phương pháp này rất tốt cho việc phát triển thể lực của gà. Nếu có gà để tập vần hơi thường xuyên (Khoảng cách 2 tuần 1 lần) thì không cần cho gà tập theo cách chạy lồng.

  • Quần sương
Vào thời gian sáng sớm bắt gà từ chuồng ra và thả cho đi lại trong sân (chú ý là khi chỉ có một mình nó, tránh xảy ra việc đánh nhau giữa nó với những con khác) hoặc thả trong một vùng đất đã quây sẵn khoảng hơn 1 thước vuông để gà đi lại, đập cánh, gáy sáng và tắm sườn buổi sáng sớm.

  • Dầm cán
Đây là bài thuốc tẩm gà được pha thêm với nước tiểu cho loãng. Đựng dung dịch này trong 1 cái xô hay chậu nhỏ rồi dùng để ngâm chân cho gà cũng rất tốt. Mỗi lần sau khi cho gà ăn đêm hay buổi sáng sau khi cho gà quần sương xong là cho gà dứng ngâm chân vào dung dịch trên ngập gối gà trong vòng khoảng 10 phút.

Hoặc không thì dùng bài thuốc Tẩm gà và thoa đều vào chân gà đến khi thấm, mỗi ngày thoa 2 lần ( sáng và tối) cũng có thể được.

  • Toa thuốc:
Có thể áp dụng toa thuốc sau để làm cho da gà dày và săn chắc hơn gồm: Vỏ măng cụt (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ (100g), củ riềng (100g). Tất cả những nguyên liệu trên cho vào hũ ngâm ngập với rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da cho gà. Tẩm xong loại rượu ngâm này, chúng ta lại tẩm tiếp bằng phèn chua, mỗi ngày tẩm khoảng một lần, mỗi tuần tẩm 2 lần. Tẩm liên tiếp từ 2-3 tháng thì da gà sẽ dày và dai hơn.

Với những phương pháp làm cho da gà chọi dày tôi đã nêu ở trên này thì sau một thời gian chú gà của bạn sẽ có một làn da đỏ rực, dày dặn và dai hơn, tất nhiên công việc chăm sóc gà cần phải có thời gian, chăm chỉ, bạn chỉ cần kiên nhẫn chăm chút cho chú gà của mình hàng ngày thì sau một thời giạn bạn sẽ có một chú gà chọi cho riêng mình. Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc chú thần kê của chính mình!!

Bí quyết chọn gà nòi đá hay và cách nuôi gà chọi

Bí quyết chọn gà nòi đá hay và cách nuôi gà chọi

Chọi gà từ lâu đã trở thành một trò chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội .Mỗi khi tết đến xuân về thì thú chơi này dường như lại trở nên sôi nổi hơn .xem chọi gà đã trở thành moojt nét đẹp văn hóa của người Việt Nam .Gà chọi hay người ta còn gọi với một cái tên khác là gà nòi.Gà nòi đá có thể nói là một giống gà chọi nội địai ưu việt của Việt Nam. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.



 Cách chọn gà chọi hay và cách nuôi gà chọi

Có rất nhiều cách để chọn một con gà chọi hay .Có thể dựa vào hình dáng của gà ,màu lông cũng như là đặc điểm của gà .Tuy nhiên cách chính xác nhất để có thể chọn được một chiến kê thực thụ thì bạn cần phải xem gà chọi .Để biết được khả năng của gà ra sao

Đối với cách nuôi gà cần chú ý là không nên nuôi trong lồng quá lâu ngày vì như vậy giống như tù giam khiến cho gà chọi không thể khỏe mạnh, dẻo dai. Khi thi đấu gà sẽ hay bị đuối sức và dễ bị thu .Để luyện sức bền cho gà choị thì sau vài ngày cần cho nó chọi một lần, điều này giúp cho gà thêm sung khi gặp đối thủ.Mỗi ngày ăn cho  2 bữa ,bên cạnh thức ăn chính nên bổ sung thêm các loại rau xanh cũng như giá đỗ ,cà chua, xà lách…ngoài ra nên cho gà ăn thêm  1 đến 2 bữa thịt bò băm nhỏ hoặc thịt lươn.Nhưng chủ yếu  thức ăn chính cho gà chọi là ngũ cốc, có thể là thóc hoặc ngô nhưng thóc tẻ vẫn tốt hơn vì trong ngô có thành phần chất béo cao hơn dễ khiến cho gà bị béo.

Ngoài ra chúng ta cũng cần phải chọn giống gà chọi thật chuẩn cần chú ý chọn những chú chiến kê có sự gan lì, sức bền, nhiều thế độc là do di truyền từ gà mẹ.. Cách chọn là những con gà mái có thể chất khỏe mạnh, tính khí hung dữ , đời trước và đời sau của nó có nhiều con trống tài ba. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống

Cách nuôi gà đá có lực không phải là dễ  vì vậy bạn cần có kỹ thuật chăm sóc đặc biệt và có  cách thức  để tập luyện vần vỗ chú  gà chọi chuyên nghiệp,  để có thể biến chú gà mộc trở thành một gà chiến chính hiệu. Có 3 hình thức vần gà chính sau đây đó là gà vần với gà ,gà vần tập với người và 2 gà chạy lồng. Ngoài ra còn có cường độ vần gà để  gà đá có lực hơn  ; theo nguyên tắc chung khi nuôi gà đá có lực là bạn nên áp dụng cách vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi đạt tới đỉnh điểm phong độ bạn phải cho gà tập với cường độ hạ dần xuống để cho đúng ngày ra trường chú gà của bạn có thể lực hoàn chỉnh.

Vì sao giá gà đông tảo lại cao hơn so với các loại gà khác ?

Để trả lời cho câu hỏi tại sao giá gà đông tảo lại cao hơn so với các loại gà khác . chúng ta hay cùng tìm hiểu về nguồn gốc đặc điểm của gà đông tảo ,cũng như là cách nuôi gà đông  tảo ra sao .

Nguồn gốc
Gà đông tảo là 1 loại gà quý hiếm của việt nam ,là 1 trong những loại gà cổ truyền của xã Đông Tảo Huyện Khoái Châu ,tỉnh Hưng Yên .Từ lâu giống gà này được biết đến như một sản vật rất quý và được nhiều người gọi với cái tên  gà tiến vua .Hiện nay gà đông tảo đang thuốc giống gia cầm quý hiếm cần bảo vệ nguồn gen .

Đặc điểm
Gà Đông Tảo thuộc giống gàcó thân hình  to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân to sần sùi hoặc đóng vảy. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại da sùi giống quả dâu, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối, nâu nhạt hay lá chuối khô và mã ngà trắng sữa. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà thì có màu đỏ. Gà lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

Cách nuôi gà đông tảo hiệu quả
Quá trình nuôi gà đông tảo chúng ta có thể chia ra những giai đoạn như sau để có hướng chuẩn bị thức ăn cho gà

* Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi tới 2 tháng tuổi :

Các Bạn cần lưu ý :Gà thời điểm này cần được bổ xung rất nhiều tinh bột và các chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể,chúng ta nên cho gà ăn cám mảnh có kèm ăn cơm,thóc hoặc ngô mảnh( cho gà tập ăn những thức ăn khác).Bổ xung nước đầy đủ.



Giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi :

Ở thời điểm này ,gà bắt đầu thay lông tơ,phát triển xương rất mạnh chúng ta cần bổ xung nhiều chất xơ và canxi đầy đủ ,nên cho ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ và canxi,chọn các loại cám dành cho gà thời điểm này.

Đó là chế độ dinh dưỡng tốt nhất để chăn nuôi gà đông tảo một cách hiệu quả.

Chúc các bạn chăn nuôi gà đông tảo thành công !

Một số những trại gà đá nổi tiếng của Việt Nam

ở Việt Nam hiện nay,có rất nhiều các địa phương ,các vùng miền trên cả nước đã và đang nuôi rất thành công các giống gà chọi,gà tre,gà mĩ .Một số những trại gà đá nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến huyện Chợ lách ,Bến tre được mệnh danh là Vương quốc gà nòi .Nuôi gà nòi được xem như là một trong những nghề thoát nghèo dễ nhất mà ai cũng có thể làm , chỉ cần lượn vốn nho nhỏ .cũng những kĩ năng cần thiết trong nuôi gà là bạn đã có thể bắt tay vào công cuộc nuôi gà rồi .

Nhờ vào cách biết chọn giống tốt ,gà màu sắc đẹp ,đá hay … Mà rất nhiều người tìm đến nơi đây .Ngoài ra điều kiện tự nhiên ,khí hậu thuận lợi và đặc thù làm cho nghề nuôi gà ở đây phát triển rất sớm.một số những trại gà cũng được nhiều người biết đến như trại gà Đồng Nai với nhiều tên tuổi và các giống gà quý như:Tân Biên,Duy Khương,Quốc Từ

Một số những trại gà mĩ nổi tiếng như Trại gà mĩ Minh Thanh ,Hưng Long với rất nhiều các dòng gà mĩ ,gà mĩ rặc ,gà asil…

Cùng tìm hiểu cách nuôi gà chọi một cách khỏe mạnh và hiệu quả nhất nhé. Để tạo ra gà giống tốt thì vấn đề quan trọng là phải biết chọn gà mái chất lượng, đi kèm với gà trống tuyệt hảo để lai tạo. Gà mái phải có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, hung hăng để di truyền tính mạnh mẽ,hiếu chiến sang đàn con, còn gà trống thì phải có thể chất tốt, chịu đòn và tránh đòn nhanh lẹ và có nhiều thành tích thì mới thi đấu bền bỉ được. Khi chọn được những con giống đã vừa ý như vậy để nhân giống thì sẽ cho ra những lứa gà nòi mang những đặc điểm rất ưu việt của bố mẹ

Cách nuôi gà đá có lực ,có rất nhiều những cách nuôi gà khác nhau tuy nhiên luyện tập cho gà luôn là một trong những cách quan trọng và không thể thiếu trong mỗi bài tập cho gà của bạn .Bởi luyện gà cũng như luyện võ chúng ta phải luyện tập cho gà mỗi ngày để gà của bạn thành tài.Bạn cũng cần chú ý không nên nuôi trong lồng quá lâu vì như vậy sẽ khiến gà của bạn không nhanh nhẹn ,không hoạt bát .khi đấu thì sẽ nhanh bị đuối sức.Vài ngày nên cho gà chọi một lần để cho gà thêm sung khi gặp đối thủ.Cũng không nên cho gà tập luyện quá sức vì làm như vậy sẽ rất hại cho gà của bạn.Đồng thời bạn cũng nên cho gà ăn uống hợp lí ,với những con không đủ trọng lượn thì cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng để vỗ béo ,còn với những con đã béo rồi thì lên hạn chế vì béo quá gà cũng sẽ bị yếu.

Nghệ thuật đá gà tre mĩ

  1.   Giới thiệu về gà tre mĩ
Đặc điểm chung của dòng gà tre .Đây là một giống gà cảnh được nuôi rất phổ biến ở miền Nam . Trọng lượng gà nhỏ chỉ khoảng 500 gram .màu lông rất đa dạng  màu đỏ ,tía ,trắng..,mượt mà không bị xù như các giống gà khác,bộ lông khá dài.cũng mang trong mình những đặc tính chung của gà tre nói chung,nhưng gà tre mỹ có những đặc điểm riêng biệt ,chân cao, ngực nở,khóe miệng sâu,da mặt mỏng ,vảy mỏng.Tính hiếu chiến và rất lì đòn đó lý do làm sao trong những cuộc đá gà tre mỹ giữa 2 chiến binh rất sôi nổi và quyết liệt.Vì những chú gà tre mĩ quyết đánh cho tới khi đối thủ đầu hàng hoặc chúng bại trận.Bên cạch các chiến binh ngoại nhập ,thì những chiến binh trong nước cũng không làm cho những người yêu thích đá gà phải thất vọng .Bởi miếng đòn đẹp mắt ,cú đá nhanh và hiểm của những chú gà tre đá đã làm cho các giống gà khác như gà nòi,gà rừng  phải nể phục,ganh tị có phần e dè trong trận đấu bởi tính gàn lì,chịu đòn rất giỏi  của chúng  .Ngày nay ,do nhu cầu phát triển xã hội ,cùng sở thích của mỗi người mà nghệ thuật đá gà  tre cựa sắt được phổ biến ,sôi nổi ở khắp các vùng miền trên cả nước . Nó biến hóa rất đa dạng và phong phú .những chú gà tre đá cựa sắt được đeo  nhưng chiếc cựa sắc nhọn chỉ cần một cú đá đã làm hạ gục đối thủ trong tích tắc .



  1.   Cách chăm sóc và nuôi dưỡng
Nuôi gà tre rất đơn giản, có thể tận dụng những khoảng trống góc vườn, trong nhà góc sân,… Chỉ cần có một chiếc chuồng gỗ.

Thức ăn chủ yếu là thóc, cám ngô, cám gạo, thường xuyên thêm các loại rau xanh; bổ sung thêm mấy con giun đất. Tuy nuôi gà tre dễ hơn so với các loại chim, cá cảnh v.v.. nhưng để có một chú gà tre ưng ý thì không dễ.

Để chọn được một con gà tre đá cựa sắt thật đẹp và chọi tốt thì không dễ đầu tiên là công cuộc chọn giống . Gà tre đá quan trọng nhất là tông mái.vì gà con sinh ra thì mang đặc tính di truyền của mẹ .Cần chọn những con mái có khả năng chịu đòn giỏi ,giống đẹp.gà trống cũng rất quan trọng ,nên chọn những con gà có thành tích

Chọn gà tài cần xem xét kĩ 5 bộ phận đó là :mỏ,chân ,lông ,mắt ,đầu,đùi…

Thức cho gà cũng cần lưu ý để cho gà luôn khỏe mạnh thì không nên cho gà ăn thức ăn bẩn thức ăn cho gà ăn như ngô ,thóc cũng được đãi sạch.Ngoài ra cần bổ sug thêm trong nước uống vitamin,và khoáng chất

Đó là những tiêu chí để chọn một con tre đá cựa sắt đẹp và có khả năng thi đấu tốt

Cách xem tướng gà đá hay cực chuẩn

Một gà chiến giỏi cần có những gì? Những đòn đá hay, thể trạng khỏe mạnh và bản lĩnh kiên cường. Muốn có đòn hay hãy dày công huấn luyện, muốn sức khở tốt cần chăm cho kĩ, nhưng bản lĩnh trên xới đấu thì khó có thể thay dổi. Vì vậy mà sư kê cần phải tuyển lựa để có một chú gà đá hay. Và bài viết này sẽ giúp bạn điều đó.

Tướng mặt lựa trước
Một gà chiến có phẩm chất tốt trước tiên thể hiện rõ qua phần mắt tinh anh. Vì lẽ đó hãy xem tướng gà chọi từ phần đầu. Cặp mắt gà hơi sâu và mí mắt hơi dày thì không thể chớp nháy nhanh được. Đây là điểm bất lợi, vì khi chọi gà các đòn ra rất hiểm và tốc độ cao, mí mắt cần linh động để bảo vệ tròng mắt khỏi những thế tấn công đó.



Người có kinh nghiệm cho biết giống gà mắt có mí mỏng, ánh nhìn lanh lợi thì là gà khôn. Gà chọi có tướng này học những đòn thế rất nhanh. Khi giao chiến có thể linh động phán đoán và triển khai thế phù hợp để khắc chế đối thủ.

Nếu như giống gà tốt lại chịu nhược điểm mí dày thì có thể cải thiện được. Hãy cho lai giống gà đó với con mái có mí mỏng. Bởi giống gà được di truyền đặc điểm ngoại hình theo gen mẹ nhiều hơn. Nhưng cần phải có một thời gian lai giống nhiều, ít nhất là 2 – 3 đời mới cho cho thế hệ có mí mỏng như mong muốn. Và để tăng hiệu quả lai giống, nên chọn mái mẹ thuần chủng để mang gen truyền lại là gen trội, cho ra biểu hiện ngoại hình rõ hơn.

Kiểm tra vành mỏ
Mỏ gà dài thì mau với tới đối thủ, nhưng nên chọn gà mỏ ngắn bởi có thể mở rộng khẩu hình hơn. Gà đá cựa nếu có mỏ ngắn thì nên bù đắp lại bằng cổ dài. Vành mỏ cần cứng để khi ra uy tạo lực át vía đối phương. Vảnh mỏ màu ngà rất được giới sành sỏi ưa chuộng, nhất là khi gà chọi có lông đen và chân trắng.


Vạch cánh phán hay
Gà đá cũng nên chú trọng phần cánh. Bởi những đòi thế trên cao thường cho hiệu quả đá thương tốt hơn. Muốn vậy thì phần cánh của gà chiến cần khỏe và có độ sải tốt. Khi gà bắt đầu cất tiếng gáy thì người chủ nuôi dang đôi cánh và đếm các lông cánh để kiểm tra. Nếu gà chọi có cuống lông cứng và có từ 19 cái lông cánh trở lên cho mỗi bên là đạt. Gà đá hay hơn các con khác vì nó bay mạnh, có thể vỗ cánh vươn tới vị trí cao hơn để chiếm ưu thế.

Dáng điệu khi đi
Dáng đi cũng thể hiện khí phách vậy nên khi  xem tướng gà chọi đừng bỏ qua yếu tố này. Gà chiến có dáng đi hùng dũng, bệ vệ như tướng ra trận thì chắc chắn là gà đá hay. Ngược lại, nếu tướng đi ủ rũ, rệu rạo thì tốt nhất là cho vào nồi thì có ích hơn.

Chú trọng tướng chân
Trong xem tướng gà chọi thì tướng chân được để ý nhiều nhất. Nhìn chung thì chân gà đá hay phải có hàng vẩy đều. Tốt nhất là khi lớp vẩy hai bên xếp khéo tạo thành hình chữ nhân. Cụ thể hơn thì có khoảng gần 40 kiểu vẩy gà tốt. Nhưng xét chung quy thì cẳng chân cần phải thanh, không nên quá tỏ bởi sẽ tạo lực kéo không thể bay cao. Phần vảy dù xếp dáng nào cũng nên khô vảy để có thể thích nghi với các loại nền trong trường đấu.



Tiếp đến là nói về cựa gà. Cựa gà cũng được phân thành nhiều dáng cựa khác nhau nhưng chung quy cựa gà phải cứng và sắc. Để gia tăng khả năng sát thương thì sư kê có thể mài cựa, nhưng chỉ có thể áp dụng với cựa dày và cứng. Đặc biệt khi xem chân gà chọi nếu thấy gà có 6 cựa thì bảo đảm thắng chắc. Miêu tả cụ thể về thần kê 6 cựa như sau:  thực sự ra không phải là gà có 6 cựa mà phần  phía trên cựa có thêm 3 nốt hạt đậu lồi ra, phía dưới cựa nằm giữa cựa và ngón chân sau có thêm một cục u nhỏ như 3 nốt hạt đậu.

Cách xem chân gà chọi rất đa dạng, người nuôi cần phải đặc biệt chú ý và ghi nhớ. Một cách kiểm tra chân nữa là thử thả gà từ trên cao xuống. Nếu gà đứng thẳng ngay mà không cần nhún chân thì chứng tỏ là cơ chân rất khỏe và có sự phối hợp tốt giữa các cơ.

Con gà hơn nhau tiếng gáy
Tiếng gà gáy cũng quan trọng vô cùng, tiếng gáy cũng như giọng nói của người, có thể biểu hiện được khí phách. Gà chọi có tiếng gáy lớn, trong và vang là có sức mạnh. Trái lại, nếu gà có tiếng gáy đục và ngắn thì chứng tỏ tiềm lực yếu.

Hơn nhau dáng ngủ
Những yếu tố trên rất dễ đoán tướng ga đá hay, nhưng xem tướng ngủ lại khác. Những con gà ở trên cao ngủ gục đầu là có tướng tốt dù trông khá ủ rũ. Thêm vào đó, nếu gà ngủ đất mà cổ ngoặt sang bên, hai cánh duỗi sõng trông như đã chết thì nhất định là giống gà quý. Vậy nên, các dân chơi mới thường bỏ qua gà quý chỉ vì nhầm lẫn tướng ngủ ủ r, thiếu sức sống. Hãy nhỡ kĩ rằng tướng ngủ xấu lại cho gà chiến tốt.

Cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng

Như chúng ta cũng biết các đặc điểm như vảy, lưng, cần cổ, mắt, đầu gà, mặt gà, cựa gà, ngón chân, tướng đi đứng, ngực, lưỡi, tướng gáy, thế đá những yếu tố cơ bản để chúng ta đưa ra cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng bề ngoài của một chú chiến kê thực thụ
cach-chua-benh-cho-ga
Nhìn hình thức bề ngoài của một chú chiến kê xuất sắc thì được thể hiện qua: Lối tốt do bộ não vào bó đuôi – tông tử do bộ mặt – chân đòn nghiệt do bộ gân.Chúng được đánh giá qua các yếu tố trên
Một chú gà có lối đánh hay là chú chiến kê thông minh biết thấy điểm mạnh địch thủ mà tránh còn gọi là né đòn, các sư kê nói ” khôn ra mặt” gà nó cũng thế. Chúng ta có thể nhìn bộ mặt của gà mà có thể đoán được nó khôn hay ngu,mặt mũi có nhanh nhẹn linh hoạt không. Rồi tiếp đó là kết cấu bộ não của con gà,  bộ não của chúng nằm trên đỉnh đầu phía sau mắt thẳng lên, và nó nằm ở tảng gà còn ngay sau mào gà, phần bao phủ ngoài lão thường chỉ là lớp xương sụn, và đây cũng chính là nguyên nhân nhiều con gà đánh tảng nhỡ nhiều đối phương chết ngay tại chỗ do đánh thẳng  vào não bộ của con gà dẫn đến tử vong ngay lập tức.Khi sư kê chọn gà chọi thì chúng ta phải chọn nhiều yếu tố mới chọn được gà hay dưới đây:
1.Bó đuôi của con gà:
Có thể nói bó đuôi của chiến kê có thể đoán được lối gà có hay là dở, gà nhiều lối hay gà đơn lối, để khẳng định con gà lối hay thì chúng phải kết hợp với dáng đứng, thế cần, mặt, mỏ và nhiều yếu tố khác để có một con gà hay
2.Gà có tông dòng hay:  
Các sư kê nên nhớ để có một con gà chuẩn thì thể hiện 80% về tông dòng của con gà, gà có con ngươi nhỏ, đặc  gà, màu lông đậm màu xác định là gà gan đến 80%.Chúng rất lì đòn khi giao đấu chúng sẽ không bỏ chạy cho đến thua thì thôi
Ngoài ra gà hay còn phụ thuộc vào lỗ tai: Lỗ tai phải nhỏ và nhiều lông, thông thường lỗ tai nhỏ thì gà  mới tinh nhanh, lỗ tai to là loại chậm chạp.
3.Mắt gà chọi hay:  
Khung mắt của một chiến kê hay thì chúng ta nên trọn loại hình chữ nhật đừng chọn loại khung mắt hình tròn, gà hiền lắm, mí mắt mỏng gà mới nhanh nhẹn và mau đòn.Nếu hội tụ các đặc điểm trên sẽ cho ra một chú gà đá hay
4.Má gà chọi hay:
Khi chúng ta nhìn má gà thì chúng ta phải chọn như sau má gà phải cao nổi to lên gà mới bản lĩnh lì lợm chịu tải nhìn chúng rất sát thủ, thông thường khi chúng ta nhìn con gà từ đỉnh đầu xuống gò má thì xương đỉnh đầu thắt lại, má nổi phình ra nhìn má phải to hơn xương sọ nhìn thế chú gà rất có tướng và nhìn rất dữ. Đấy là loại gà có bản lĩnh hơn người, gà nhìn từ đỉnh sọ xuống má mà thấy mắt lồi nhô ra to hơn hoặc bằng gò má thì ba đòn đau là bước bất kể tông “xịt.Trên đây là một số cách chọn gà chọi hay.Chúc các sư kê thành công

Tìm hiểu về vảy kim gút của gà đá

Tìm hiểu về kim gút của gà đá, cũng thuộc phần vảy chân gà nhưng nếu bạn chưa có kiến thức về những vấn đề này sẽ khó cho bạn lựa chọn gà để mua hoặc nuôi. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về vảy kim gút của những chiến kê đá gà ăn tiền 2017.

Vảy kim gút có giá trị cũng như vảy hoa thị chỉ có ở gà thật dử. Ít có trường hợp kim gút đóng ngay cựa. Gà đá có vảy này đá xuất sắc, liền tìm nuôi.

Vảy tam tài huyền châm đóng ngay cựa là gà đá hay đâm, Tốt hơn vảy huyền châm. Vảy này thường có ở gà đá dữ.

Vảy án vân ngẳn chài đóng ở vị trí án vân giá trị cũng tương đương với án vân. Gà đá này dữ đòn, gặp nên tránh.

Vảy cúc bồn chậu nếu đóng ngay cựa gọi là cúc bồn ngựa. Chỉ có gà đá dữ mới có vảy này, vì 11ó sẽ có đòn độc hiểm, đâm cũng tài tình.

Vảy liên giáp chỉ đóng ở ngón chúa mới tốt. Vảy này không kém hổ đầu bao nhiêu chỉ có gà dữ mới có. Khi gà có liên giáp chỉ, không nên coi thường.

Vảy tam giám sổ chùm có nơi gọi là tam giáp chùm, là vảy tốt. (Đừng lầm với nghịch lân).
Gà dữ mới có vảy này. Cựa nhím, nếu đóng sát ngón thời thì gọi là đao độc, rất nguy hiểm. Cựa này tốt hơn cựa tam lan.

Móng bạch đẩu chỉ

Bạch đẩu chỉ là móng chúa màu trắng, thường thì cả hai chân đều trắng như vậy cả. Gà có móng bạch đẩu chỉ có biệt tài ngầm. Tuy nhiên có một số người không chuộng, vì người ta chê… màu trắng, coi như màu tang chế. Mê tín như vậy là sai. Gặp gà tài thì mình cứ nuôi.


Vảy huyền châm

Vảy huyền châm là vảy thật tốt. Nuôi gà, ai cũng chọn vảy này. Tuy nhiên, huyền châm phải đóng ngay cựa mới tốt. Đòn hay cựa cũng đều đâm giỏi.

Còn huyền châm mà đóng dưới cựa thì nó lại mang một tên khác chứ không còn gọi là huyền châm nữa: đó là vảy ém, ít ai dùng. Có nhiều người lầm về vụ này


Vảy cổ bồng

Vảy cổ bồng đóng trên vị trí của phủ địa đây là vảy tốt, nên tìm nuôi. Nếu vảy này đóng lên một vài vảy nữa thì gọi là cán dưới, là vảy xấu. Gà có vảy cán dưới đá chỉ có thua.


Đại giáp chỉ nhật thần chỉ

Đại giáp chỉ là một vảy lớn ở ngón chúa. Nhật thần chỉ là hai vảy lớn đóng gần nhau, cũng ở ngón chúa, hai vảy này rất quí, chỉ có gà thiệt dữ mới có, đá xuất sắc, đòn đau, chính xác.

Vảy nhựt thần là vảy tốt, chỉ có ở gà dữ. Gà có vảy này thuộc loại hiếm, nên tìm nuôi.


Vảy ba hàng lỡ

Vảy ba hàng lờ có giá trị hơn vảy ba hàng trơn diều cần thiết là vảy phải no tròn, rõ nét mới tốt. Vảy ba hàng lỡ cũng thường gặp, đây là vảy khá tốt, nên chọn nuôi.


Bí quyết bất bại khi đá gà nòi cựa sắt

Đá gà cựa sắt là thú vui của nhiều người, để những chiến kê của mình có khả năng bất bại bên cạnh việc chăm sóc và rèn luyện thì không thể bỏ qua việc lựa giống. Nhiều người kì công lựa chọn những giống gà ngoại hay lai các giống nhưng kết quả lại không như mong muốn khi giống gà được chọn không ưa dùng cựa chiến. Do đó, những giống gà nội vẫn được ưu tiên trong cách trận đá gà nòi cựa sắt hơn. Và dưới đây là những bí quyết để chiến kê của bạn trở thành bất bại.

Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh
Việc lựa giống là bước cơ bản để có một chiến kê thiện nghệ. Có những giống gà tự thân sở hữu những đặc điểm vượt trội đem lại ưu thế lớn khi giao tranh, có giống gà thì tính hiếu chiến không chịu bỏ cuộc. Vì vậy, khi muốn tham gia đá gà nòi cựa sắt bạn phải biết lựa giống trước tiên.

Giống gà chọi thì đa dạng nhưng được biết đến nhiều nhất là tại Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội), Yên Phụ, Ðình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa. Trong đó, giống gà đá cựa sắt Cao Lãnh được nhiều người tán dương nhất. Bởi đây vốn là giống lai giữa mái Miên và trống Việt. Giống gà cựa sắt này vừa có ưu điểm đá hay vừa chịu đòn giỏi.

Sau khi xét xuất xứ, cần thiết phải chọn gà có các đời trước đều đá hay, chọi giỏi. Hoặc anh em cùng lứa có thành tích ra sao. Những yếu tố này được xem là di truyền, khi cùng đàn, cùng lứa hay lứa trên có chiến kê tốt thì thế hệ sau cũng sẽ có bản lĩnh tương tự.



Gà tại nó, chó tại ta
Gà chọi là một loại gia cầm, vì vậy yếu tố phẩm chất là quan trong để tạo nên một chiến kê tốt. Câu nói quen thuộc khi xem tướng gà là nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ túc; điều này cũng đúng nếu như muốn chọn gà chọi tốt. Tức là xem xét thế đầu gà, bộ lông, dáng hình và chân phải theo thứ tự lần lượt như trên.

Chung quy nhìn gà phải có thần thái nhanh nhẹn, đôi mắt tỏ rõ sự gan lì. Khi đi vào chi tiết thì nên để ý phần lông trên đầu gà, nếu không bị mất lông thì đây rõ là giống gà đá cựa sắt tốt bởi biết thủ thế né đòn. Phần sọ gà to phía trên được xem là gà khôn, dễ học các thế chiến. Mắt gà nên có hốc mắt cao để bảo vệ. Phần mỏ khỏe và dài, bởi gà đá cựa sắt có mỏ ngắn thường ra đòn rất chậm. Lỗ tai gà càng nhỏ càng tốt, có lông phủ kín để khi cận chiến tránh bị ù tai.

Vĩ thường mọi người hiểu là phần đuôi, nhưng khi tìm lựa gà đá cựa sắt nên hiểu rộng ra là cả bộ lông. Những chiến kê có bộ lông đẹp cũng có khí thế lấn át trên trường đấu hơn. Người thời xưa quan niệm thứ nhất điểu ô (tức là gà màu điều), thứ nhì xám khô (bộ lông xám nhưng khô sẩn không bóng), thứ ba ô lướt (lông đen nhánh, bóng mượt). Phần đuôi gà lông càng lớn, phủ dài xuống hông càng tốt. Bộ lông đuôi rậm sẽ giúp gà chọi giữ thăng bằng tốt hơn.

Hình dáng gà là điều cơ bản khi xem xét. Mình gà đá cựa sắt phải săn chắc, rắn rỏi, khi cầm thấy chắc nịch, có cơ bắp rắn. Gà chọi nên chọn loại có thân bé nhanh nhẹn, dài mình để dễ dàng tấn công đối thủ. Quan trọng nhất là phần đùi phải to thì khi ra đòn mới có lực mạnh. Với mỗi tướng chân đều có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ như gà có gióng mía, đùi dài hợp với đòn đá kiềng và đá đòn mé chụp. Nếu gà cựa sắt có chân dài kheo mèo, gối chụm thì giỏi đá mé, đá hầu. Các chủ nuôi có thể tùy ý chọn theo sở thích của mình.

Chân gà được chọn phải vững vàng, dáng vảy thì tùy giống có nhiều hình thù khác nhau. Nhưng nhất thiết bàn chân phải rộng ngón, đế mỏng giúp để giúp gà linh hoạt. Cựa gà nên cứng chắc để có thể mài sắc. Gà đá cựa sắt tại Việt Nam chủ yếu dùng cựa thật đã mài để chiến chứ không dùng cựa sắt nhọn để thực chiến như gà Mỹ đá cựa sắt, nên cần phải chú trọng chọn gà có cựa tốt.

Có công mài sắt có ngày nên kim
Một con gà cựa sắt có phẩm chất tốt nhưng cần rèn luyện nhiều để trở nên thành thục các ngón đòn. Trong đó quan trọng nhất là cách nuôi gà đá có lực, khi kết hợp với cựa sắt thì độ sát thương sẽ cao hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà khả năng chiến thắng khi đá gà cựa sắt cũng tăng lên tương đối.

Khác với cách nuôi gà, cách nuôi gà chọi cầu kì hơn. Không chỉ chăm lo đến việc ăn uống và sinh hoạt mà nhất thiết phải có luyện tập để cơ bắp săn chắc và có đủ ngón nghề khi chiến kê. Đầu tiên là vần hơi, chạy bộ, quần mái rồi tiếp đến là luyện tập thực chiến thật với những con gà ngang lứa, và nâng cao dần độ khó với những chiến kê có kinh nghiệm hơn.



Đá gà nòi cựa sắt đòi hỏi sự đầu tư lớn từ phí chủ nuôi, không chỉ dừng ở các điều kiện vật chất mà còn ở thời gian và công sức nhẫn nại rèn luyện. Thời gian mài dũa ít nhất phải kéo dài hai năm khi gà chiến đã quen mùi chiến đấu mới nên đem đi thi thố. Dục tốc bất đạt, những chiến kê chưa nhiều kinh nghiệm đã nhanh chóng đem đi đá gà cựa sắt dễ gặp thất bại.

Nuôi gà Đông Tảo – Món khó vẫn làm

NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO – KHÓ VẪN LÀM
Được mệnh danh là giống gà tiến vua, mức giá gà Đông Tảo cũng dựa tiếng mà đẩy lên cao. Nhờ vậy mà những hộ nuôi gà Đông Tảo cũng thu được nguồn lợi lớn, một nghề được xem là nhàn nhã vẫn hái ra tiền. Vậy nhưng ít ai biết đến những khó khăn, vất vả để nuôi được giống gà quý này.

Gà đế vương khó chiều
Giống gà Đông Tảo có dáng vẻ mạnh mẽ, nhất là cặp chân to và vảy dày kín. Tuy vậy thể chất tự nhiên của giống này được xem là yếu ớt, không có sức đề kháng cao mặc dù áp dụng đầy đủ các biện pháp y tế như tiêm phòng để tránh bệnh. Do đó mà tỷ lệ mặc bệnh của gà đông tảo rất cao, điều này khiến các tiêu chuẩn trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo cũng trở nên khắt khe hơn.

Về điệu kiện chuồng trại, những lồng nuôi gà Đông Tảo thường to và cao trên mặt đất để đảm bảo điều kiện thoáng mát, tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Những ngày mưa gió hay trở lạnh đều phải che chắn, quây kín chuồng trại để tránh gió lùa. Đôi khi phải chong đèn cả ngày để giữ nhiệt ổn định. Việc vệ sinh chuồng trại phải được thực hiện hàng ngày, tránh tạo điều kiện phát sinh bệnh.


Người nuôi gà Đông Tảo không chỉ sử dụng đúng và đủ các biện pháp tiêm phòng, thuốc uống để tránh bệnh mà còn áp dụng cả những bài thuốc dân gian. Bởi theo nhiều người có kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo, việc dùng thuốc Tây nhiều sẽ khiến vị thịt nhạt bớt, nặng mùi kháng sinh rất khó ăn. Đồng thời những bài thuốc dân gian này còn giúp vẻ ngoài của gà Đông Tảo thêm phần hấp dẫn hơn, hút mắt người mua nhờ thế được trả giá cao hơn hẳn.

Một số hộ có những cách nuôi gà Đông Tảo khá “độc”, họ thường dùng nước lá trầu không để cọ rửa chân cho gà. Họ quan niệm làm theo cách này thì các vảy chân vừa sạch, vừa có màu đỏ hồng từ cẳng cho đến ngón chân. Với những con gà Đông Tảo đẹp, được lựa để đem biếu thì còn được ưu ái xông hơi bằng nước lá cho bộ lông thêm óng mượt. Giá gà Đông Tảo loại này cũng đặc biệt cao, đôi khi lên đến vài chục triệu cho một con.

Từ nuôi thành chăm
Người nuôi gà Đông Tảo chính xác không chỉ đơn giản là người nuôi với mục đích buôn bán mà cũng cần phải có đam mê, dồn tâm sức chăm bẵm mới có thể bền lâu với nghề này. Như đã nói ở trên, giống gà khó chiều này rất dễ bệnh nên việc kiểm soát chất lượng đồ ăn cũng cần phải chú trọng. Đây cũng là một điểm lưu ý trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo. Thức ăn thường dùng là ngô, thóc, rau củ, tránh dùng cám ăn công nghiệp. Bởi các loại cám sẽ tăng lượng thịt nhưng không tạo được độ săn chắc, khiến phần thịt bở bã không đạt chất lượng, điều này cũng ảnh hưởng tới giá bán.

Gà Đông Tảo đặc biệt ăn nhiều nên cần chia lượng đồ ăn làm nhiều bữa trong ngày. Các thực phẩm dùng để chăn gà như đã nói trên cũng phải được lựa kĩ, không dùng đồ mốc ẩm sẽ khiến gà dễ mắc bệnh. Rau củ thường chọn loại tươi, được thay đổi thường xuyên để cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng.

Tuy ăn nhiều nhưng năng suất cho trứng của gà Đông Tảo rất thấp, 2 ngày chỉ đẻ 1 trứng, tính ra mỗi lứa số trứng thu được chỉ trên dưới 10 quả. Nguyên nhân là do giống gà Đông Tảo rất vụng trong khoản đạp mái. Do trong lượng lớn, chân vảy to thô kệch nên kho điều khiển được cơ thể nên tỷ lệ đậu trứng rất thấp. Vì vậy mà giá rao trứng gà Đông Tảo cũng đắt hơn loại thường rất nhiều bởi tỷ lệ hiếm. Nhưng cũng hiếm người nuôi gà Đông Tảo chọn bán trứng bởi họ cần nhân giống nhiều, nhất là đối với loại gà Đông Tảo thuần chủng.

Thêm vào đó, tỷ lệ ấp trứng thành công cũng chỉ khoảng 30%. Nguyên do cũng vì giống mái cũng không lấy làm khéo léo hơn. Đôi chân quá khổ của chúng dường như là trở ngại lớn trong việc ấp và chăm gà con. Vì vậy mà người nuôi gà Đông Tảo thường canh vào kì cho trứng sẽ lấy trứng đem ấp riêng. Đôi khi những lúc chập choạng tối vẫn phải kiểm tra chuồng trại lấy trứng.

Vậy là từ vị trí chủ trại, những người nuôi gà Đông Tảo mặc nhiên trở thành bố, thành mẹ ra sức chăm bẵm hết mực. Từ việc ăn uống đến khu chuồng tại, gà Đông Tảo đều được đặc cách hơn so với rất nhiều giống gà khác.

Được ăn cả, ngã về không
Cũng bởi đặc tính thể trạng dễ nhiễm bệnh mà mỗi khi có thông tin về dịch bệnh là người nuôi gà Đông Tảo phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Không ít người chi rất nhiều tiền để mua thuốc phòng bệnh nhưng cũng không tránh khỏi hậu quả cả đàn nhiễm bệnh đến mất trắng. Theo chia sẻ của anh Thao, một người nuôi gà Đông Tảo lâu năm tại Hưng Yên, vào đợt cúm gia cầm năm 2012, gia đình anh đã mất trắng hai tỷ đồng do cả đàn cùng nhiễm bệnh. Một số phải thiêu hủy, số còn lại cũng không ai dám đưa lời mua hàng.

Để tránh những trường hợp này, không chỉ cải tiến về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo mà một số hộ cũng phải tính đến chuyện lai giống. Gà Đông Tảo lai với các giống khác thường có sức khỏe tốt hơn và cũng biết cách ấp trứng, loại bỏ được các đặc tính xấu của chúng. Và để đạt được năng suất cao, người nuôi gà Đông Tảo thường chọn lai giống với gà ri. Gà Đông Tảo lai ga ri đặc biệt cho năng suất trứng cao và tỷ lệ ấp trứng thành công cũng lớn hơn.



Vậy nhưng có một đặc điểm là khi lai càng nhiều đời thì những đặc tính của gà Đông Tảo càng mất đi. Vì thế, các hộ nuôi gà Đông Tảo thường chỉ cho lai đến đời thứ 2 mà thôi. Ở mức độ này, những đặc tính của giống Đông Tảo vẫn chiếm ưu thế và cho ra chất lượng tốt. Các giống gà Đông Tảo lai qua nhiều thế hệ sẽ mất đi phẩm chất tốt, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu chung.

Do đó, những người nuôi gà Đông Tảo vẫn thường giữ những cặp gà thuần chủng để gây giống, bên cạnh đó cho lai khoảng một đến hai đời nhằm hạn chế tỷ lệ trắng tay khi làm nghề vú nuôi cho giống gà quý này

Kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc gà đá cựa sắt

Kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc gà đá cựa sắt. Hiện nay thì đá gà cựa sắt gần như được quan tâm nhiều nhất, với nhiều đấu trường trên khu vực châu á thì hầu như sử dụng chiến đấu bằng hình thức này và đá gà cựa sắt là một xu hướng hiện tại. Dưới đây là một số kinh nghiệm chia sẻ về cách chăm sóc gà chuyên đá cựa sắt mời bạn tham khảo



Sau khi đã chọn được con gà ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này, tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trc đây, mong các bạn thông cảm. Phần này cũng quan trọng ko kém Phần chọn Gà Đá, cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu.

I. Nuôi Gà khỏe:
Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá.

1)Xác định Chạng Gà:

Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện.

a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ:
“Chó giống cha, Gà giống mẹ”

X: Chạng Gà Bố Y: Chạng Gà Mẹ Z: Chạng Gà Con trung bình Z1: Chạng Gà Con (Trống) Z2: Chạng Gà Con (Mái)

Công thức tính Chạng Gà con : (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này) Z = Y + Y(X-Y)/3000 Z1 = Z + (X-Z)/2 Z2 = Z – (Z-Y)/2

VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g. Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó.

b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ:

Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:

TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng. Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó.

TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1. Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà.

***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***

Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục.

Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục.
Cứ 12 tháng sau là đến kỳ thay lông tiếp theo của Gà, sẽ có thêm 1 lông tuổi khác mọc lên nữa.
_ Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
_ Gàcó 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi
Tuổi rất quan trọng với Gà đá, Gà trưởng thành từ khoảng 12-14 tháng tuổi. Gà đạt tuổi này thì khi thi đấu mới lỳ và khôn. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Nếu bạn bỏ qua phần xác định tuổi Gà vì thấy Gà sung và đá hay thì % thua sảng sẽ rất cao, vì bạn cứ nghĩ xem, đưa 1 cậu bé to xác đánh với 1 người lớn thì kết quả sẽ như thế nào?

***Cách vỗ béo Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)
Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau: _ Lúa: 2 cử/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa. _ Rau: 1 cử/ngày, vừa đủ. _ Mồi: cách 1 ngày 1 cử, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò… _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên _ Phariton : cách 5 ngày 1 viên

***Cách giảm mỡ Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)
_ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút _ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút _ Lúa: 2 cử/ngày, mỗi cử 70 hạt _ Rau: xà lách, giá, mau muống… ăn đến khi ko ăn nữa _ Mồi: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò… _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên.

2) Phòng chữa bệnh:
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Gà cảnh cũng như người, khi có bệnh sẽ rất uể oải, ủ rủ, yếu ớt. Đập cánh và gáy còn ko nổi thì nói gì đến chuyện đấm đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Gà mắc bệnh, nhưng phần lớn là do con người ta gây nên cho nó. Môi trường và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất wan trọng nhằm phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau đây tôi sẽ phân tích một số điểm cần lưu ý về Chuồng trại, Thức ăn và cách chăm sóc hiệu quả nhất trong vấn đề Phòng chống bệnh cho Gà.

a) Chuồng trại:
Hiện nay, có rất nhiều cách xây dựng chuồng khác nhau, các kiểu chuồng thì rất đa dạng và sáng tạo, từ đơn giản như chuồng tre nứa, chuồng vải bạt cho đến phức tạp, tốn kém như chuồng Tre lưới cá, chuồng Bê tông lưới B40, chuồng Cọp… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là dạng chuồng dãy xây bằng gạch ống và xi măng, rất kiên cố, tiết kiệm diện tích, và chống trộm hiệu quả. Có người còn đầu tư riêng chuồng nhốt ban ngày và chuồng ngủ ban đêm cho Gà nhằm chống kê tặc. Sau đây là 1 số hình ảnh về các kiểu chuồng, các bạn có thể tham khảo:
Chuồng ngủ: sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi, đc thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ, tiết kiệm ko gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.
Một điều cần lưu ý là cho dù sử dụng bất cứ kiểu chuồng nào cũng đều phải đảm bảo đc:
_ Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng, đảm bảo ko có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
_ Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
_ Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.

b) Dinh dưỡng:

*** Lúa ***
Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.

*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.

*** Mồi ***
Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng: _ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe) _ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng) _ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ) _ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương _ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân _ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.

*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn…

Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn.

Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.

c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. _ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng… _ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…

d) Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị hiệu quả:

*** Các loại bệnh ngoài da ***
# Lác Mồng – Nấm Mốc – Nang Bọng #

_ Đây là bệnh phổ biến và rất dễ xuất hiện ở Gà.
_ Triệu chứng: Ở những vùng da như mồng, mặt, cổ, bọng xuất hiện các vảy màu trắng như vảy nến ở người, lan rất nhanh và làm rụng lông ở những vùng da đó.
_ Nguyên nhân: Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng, ít đc phơi nắng và cơ thể bị thiếu nước.
_ Cách chữa trị: Dùng nước trà loãng, pha ấm hơn ngày thường một chút, chà sát lên những vùng da có bệnh bằng khăn bông cho bong tróc hết các vảy trắng này ra (nếu có chảy máu thì đừng lo, ko sao đâu). Dùng khăn khô lau sạch nước rồi phơi nắng 30’ tầm từ 7:00 đến 16:00. Hết thời gian phơi nắng thì cho vào mát, hoặc dùng nhớt xe máy xài rồi hoặc dùng thuốc tây hiệu (MaiCa) bôi vào vùng da có bệnh (cách nào cũng đc). Thực hiện 3 lần trong 1 ngày kết hợp dùng xi-lanh bơm nước vào miệng bắt Gà uống, 10ml/lần, 6 lần/ngày (đối vs Gà chạng 1kg).

*** Các loại bệnh về đường tiêu hóa ***
# Ăn ko tiêu #
_ Triệu chứng: Bầu diều Gà đầy thức ăn, và có hiện tượng ngày càng tăng sau mỗi lần ăn thêm. Gà vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng bầu diều thì luôn căng cứng vì ko tiêu hóa đc. _ Nguyên nhân: do rối loạn tiêu hóa, ăn uống ko đúng giờ giấc, liều lượng. _ Cách chữa trị: Ngưng ko cho Gà ăn thêm thức ăn. Cho uống thuốc tây hiệu
# Biếng ăn #
_ Triệu chứng: Gà ăn rất ít, chừng 20-30 hạt lúa mỗi bữa, mồi thì ăn mạnh. _ Nguyên nhân: Do thường xuyên bổ sung bữa mồi cho Gà, gây nên tình trạng ngán lúa và thích ăn mồi. Lúa vẫn là thức ăn chính và ko thể thay thế đc. _ Cách chữa trị: Hạn chế bữa Mồi, tăng hoạt động luyện tập, tập thể dục cho Gà.

# Bệnh thương hàn #
_ Triệu chứng: Gà ủ rũ, đi tiêu ra phân có màu trắng, loãng, mùi hôi tanh. _ Nguyên nhân: Do lây lan trực tiếp từ những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp wa thức ăn, nc uống có mầm bệnh. _ Cách chữa trị: Cho uống Oxytetracyclin: 100-160 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Kết hợp cho tất cả gà còn lại (nếu nuôi nhiều) uống Chloramphenical: 1 gr/3-5 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.

# Bị giun, sán #
_ Triệu chứng: Ăn kém, cơ thể suy nhược, yếu ớt, lông xơ xác ko mượt mà, kéo dài có thể chết. _ Nguyên nhân: Do tiếp xúc với đất khi thả lang hoặc wa thức ăn có ấu trùng và trứng giun sán. _ Cách chữa trị: Uống Piperazin 250mg hoặc Levamisol 25mg định kì 3-6 tháng/lần kết hợp trộn Dibutyl Laurate vào thức ăn theo tỷ lệ 50mg cho 100g thức ăn, cho ăn liên tục 5-6 ngày.

*** Các loại bệnh về Phổi và đường hô hấp ***
# Khò khè – Xổ mũi #
_ Triệu chứng: Chảy nước mũi, bầu diều đầy hơi, khi thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, luôn vẫy mỏ (nhiều người nhầm tưởng là Gà lắc mặt)
_ Nguyên nhân: Do tiếp xúc trực tiếp với những con bị nhiễm bệnh hoặc đã khỏi nhưng vẫn mang mầm bệnh, do lây truyền gián tiếp wa tiếp xúc với dụng cụ vệ sinh, thức ăn, người và các loài chim hoang dã. Gà bị mắc mưa hoặc tắm ướt nhưng ko đc phơi nắng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này. _ Cách chữa trị: Có thể điều trị đơn giản và dễ dàng bằng các loại thuốc nhỏ: Lasota, EFL, hoặc thuốc uống như: Salbutamol, B-Comxple.

II. Các hoạt động thể dục vận động hằng ngày:
1) Chạy Bội:
_ Thời điểm: Sáng sớm tầm 6:00 đến 7:00 _ Thời gian: 15-30’/lần/ngày. _ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu cự mạnh vs Gà cần tập luyện, 2 cái bội có kích thước khác nhau và cách nhau 1 cấp, bội nhỏ hơn có kích thước đủ rộng và thoải mái cho gà phu bên trong ko bị cuồng chân hoặc gãy đuôi. Bội lớn úp lên bội nhỏ và cho Gà cần luyện tập bên ngoài.

Tác dụng: Vì gà cự nhau nhưng ko đá đc thành ra sẽ tìm đường đến gà kia, và sẽ chạy vòng tròn quanh bội. Nếu tập luyện phương pháp này thường xuyên và đều đặn, gà sẽ có đôi chân nhanh nhẹn, cơ đùi săn chắc, gân khớp dẻo dai, hệ hô hấp phát triển khỏe mạnh, hơi dài hơn trong thi đấu. Ngoài ra, còn góp phần giữ nhiệt cho gà mỗi ngày, luôn hưng phấn và sung mãn.

2) Quần Mái:
_ Thời điểm: xế trưa tầm 9:00 đến 11:00 và xế chiều tầm 14:00 đến 16:00
_ Thời gian: 10-15’/lần, ngày 2 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà mái tơ chưa chịu trống, thả trong 1 khuôn viên kín khoảng 3×3 mét, có phụ trợ dụng cụ bay nhảy càng tốt. Thả Gà cần tập luyện vào, chú ý quan sát, chỉ cho nó ve vãn chứ ko cho đạp mái nhé.
_ Tác dụng: Xả stress ấy mà.

3) Vần Hơi:
_ Thời điểm: trưa tầm 11:00 đến 12:00
_ Thời gian: 5-7’/hiệp, lần 3 hiệp, cách ngày thực hiện 1 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu làm đối tác cho Gà cần luyện tập, dùng dụng cụ chức năng để bịt mỏ, cựa, móng cả 2 con, dùng dây cột giầy cột 2 chân gà lại vs nhau tại gối, độ dài dây bằng đúng khoảng cách 2 chân gà lúc đứng thẳng. Cho xổ trên sân đất cát hoặc nền lót đệm em bé để tránh những tổn thương ko đáng có.
_ Tác dụng: Có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng hô hấp cho gà. Bên cạnh đó, gà ko nhảy đc chân đá, ko cắn mổ đc, sẽ chuyển sang so đẩy, né tránh, tăng khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong những trường hợp bất lợi.A

Xem tướng gà đá qua gò trên mắt, mỏ và cổ

Xem tướng gà đá qua gò trên mắt, mỏ và cổ. Qua những tướng này thì bạn hoàn toàn có thể biết được chú chiến binh này thuộc loại gà đá như nào. Có thể máu chiến hoặc là lỳ đòn,… Mời bạn tham khảo cách xem tướng dưới đây


Gò trên mắt gà đá

Gò má gà cần phải rộng và cao mới quý.
Gò nổi: Gò nổi lên sát mỏ, con mắt lùi về gần tai, là loại gà lanh lẹ dũng cảm, gan ]ỳ (gà chiến).
Gò lép: Gà này cùng tốt, nhưng kém phần gan dạ.
– Gò má có hình dấu ngã ngắn: gà nhanh và lỳ đòn.
– Gò má có hình dấu ngã dài: gà tốt nhưng bở sức.
– Gò má hình chữ nhật: gà hay, lanh lẹ, bền sức.
– Gò má hình chóp nón: gà trung bình.

Mỏ gà đá

Chọn gà tốt điều cần nhất là mỏ, mỏ gà càng ngắn càng tốt, mỏ hơi cong quặp xuống nếu quặp quá, mỏ không cắn cổ đối thủ được, sẽ trở nên chậm chạp, nhưng cũng không nên thẳng quá cắn không bám chắc được, mỏ ngắn để đối thủ đá không trúng mỏ, mỏ không bị sứt miếng da vàng bên ngoài như móng và chân, có phần da này dễ bị lột.
Cái mỏ tốt phần trên phải to, ba phần dưới nhỏ, kèm theo cái miệng khít lại từ trong ra ngoài. Có nhiều loại mỏ, mỏ có hai rãnh hai bên như hai đường chỉ bị lõm xuống gọi là “mỏ ba lá” gà có mỏ này rất tốt.
Gà nào có mỏ giống như mỏ gà mái, gà ấy rất gan lỳ, gan dạ, ra đòn rất đẹp.
tuong-mo-ga-1
Điều cần thiết châm mỏ phải lún sâu thì miệng mới rộng tốt.
Màu mỏ: Xanh, xám ngà, đen trắng.
tuong-mo-ga-2

Cổ gà đá

Gà đá cần cổ thường dài, nhưng đừng dài quá bất tiện không lấn vào dược lúc giao đấu.
Gà đòn cũng như gà cựa cổ to là gà tốt. Nếu cần cổ dài hoặc nhỏ thì gà ấy yếu khó mà trả đòn, nhưng thường gà đòn cần cổ lúc nào cũng to hơn gà cựa, cần cổ từ dưới lò tai xuống gáy chạm lưng.
tuong-co-ga
Cố gà có nhiều loại:
Cổ kền kền: Cổ này tròn ngắn cong trên ót, trước ngực, cố to liền không lồi ra.
Lấy tay đẩy cổ gà quay lại, lên xuống xem cổ có cứng không, nếu yếu là gà dở.
Cổ ngắn cứng đúng là con gà tốt, nên dùng.
Cổ liền: Đưa tay bóp cần cổ thấy từng mắt nổi lên cuồn cuộn.
Cổ cò: Cố này dài, cong sau ót và trước ngực có khi thẳng băng.
Cổ tròn: Cổ tròn giống như ống tre.

Cổ dẹp: Cần cổ này chia làm hai phần, một nửa dành cho cuống họng, còn một nửa trên dành cho xương cần cổ, cổ dẹp không được no tròn, cần cổ dẹp, ưa đá dưới, đá lòn.

Một số tiêu chuẩn để có kinh nghiệm chọn gà chọi


Khi chọn con gà hay thì chọn vảy gà cũng phải hay, gà tài rất quan trọng. Đòn và thế đá gà hay,gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân của chúng.Trên thị trường có hằng trăm loại vảy gà tốt khác nhau, nhưng nếu là gà chọi hay thì tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài,  và một số vảy như :Trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất.v.v Nếu lục đinh có hai của rung rinh gà ấy mới gọi là quý; nhưng nếu được gọi là gà quý đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” hay còn gọi là linh tử giáp được gọi là linh kê.Và một số loại vảy quý khác

choi ga

Tuy nhiên kinh nghiệm chọn gà chọi được một trong các loại vảy trên cũng rất khó.Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà các sư kê của nó mới biết được: gà có vảy yểm long,loại vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này các sư kê thường gọi  “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ  hay còn gọi là ngón giữa .Gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi, cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.Đó cũng là kinh nghiệm chọn gà chọi theo nhiều sư kê chơi gà chuyên nghiệp

Từ xa xưa những người chơi gà truyền nhau rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được giống gà đó ra sao? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Nhưng khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp vì chúng tưởng tượng đó là đối thủ của mình.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà chọi được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa vì làm thế chúng chỉ ra đòn và thế để chủ nuôi của mình biết mà huấn luyện. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu những con gà đó chuyên luồn dưới đối phương để ra đòn hiểm. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.Làm cho đối phương khó đoán đòn để ra chiêu đánh lại.Đấy cũng là kinh nghiệm chọn gà chọiquý của nhiều sư kê chơi gà sành truyền lại

Gà chạy kiệu cũng là loại gà chọi tài ba xuất chúng: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ chúng toàn ra chiêu độc dối với đối thủ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả làm đối phương trở tay không kịp.Những kinh nghiệm chọn gà chọi trên đây cũng giúp một phần nào đó cho các sư kê yêu gà chọi tìm cho mình những con gà hay cho riêng mình.Chúc các bạn may mắn