Bí quyết bất bại khi đá gà nòi cựa sắt

Đá gà cựa sắt là thú vui của nhiều người, để những chiến kê của mình có khả năng bất bại bên cạnh việc chăm sóc và rèn luyện thì không thể bỏ qua việc lựa giống. Nhiều người kì công lựa chọn những giống gà ngoại hay lai các giống nhưng kết quả lại không như mong muốn khi giống gà được chọn không ưa dùng cựa chiến. Do đó, những giống gà nội vẫn được ưu tiên trong cách trận đá gà nòi cựa sắt hơn. Và dưới đây là những bí quyết để chiến kê của bạn trở thành bất bại.

Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh
Việc lựa giống là bước cơ bản để có một chiến kê thiện nghệ. Có những giống gà tự thân sở hữu những đặc điểm vượt trội đem lại ưu thế lớn khi giao tranh, có giống gà thì tính hiếu chiến không chịu bỏ cuộc. Vì vậy, khi muốn tham gia đá gà nòi cựa sắt bạn phải biết lựa giống trước tiên.

Giống gà chọi thì đa dạng nhưng được biết đến nhiều nhất là tại Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội), Yên Phụ, Ðình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa. Trong đó, giống gà đá cựa sắt Cao Lãnh được nhiều người tán dương nhất. Bởi đây vốn là giống lai giữa mái Miên và trống Việt. Giống gà cựa sắt này vừa có ưu điểm đá hay vừa chịu đòn giỏi.

Sau khi xét xuất xứ, cần thiết phải chọn gà có các đời trước đều đá hay, chọi giỏi. Hoặc anh em cùng lứa có thành tích ra sao. Những yếu tố này được xem là di truyền, khi cùng đàn, cùng lứa hay lứa trên có chiến kê tốt thì thế hệ sau cũng sẽ có bản lĩnh tương tự.



Gà tại nó, chó tại ta
Gà chọi là một loại gia cầm, vì vậy yếu tố phẩm chất là quan trong để tạo nên một chiến kê tốt. Câu nói quen thuộc khi xem tướng gà là nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ túc; điều này cũng đúng nếu như muốn chọn gà chọi tốt. Tức là xem xét thế đầu gà, bộ lông, dáng hình và chân phải theo thứ tự lần lượt như trên.

Chung quy nhìn gà phải có thần thái nhanh nhẹn, đôi mắt tỏ rõ sự gan lì. Khi đi vào chi tiết thì nên để ý phần lông trên đầu gà, nếu không bị mất lông thì đây rõ là giống gà đá cựa sắt tốt bởi biết thủ thế né đòn. Phần sọ gà to phía trên được xem là gà khôn, dễ học các thế chiến. Mắt gà nên có hốc mắt cao để bảo vệ. Phần mỏ khỏe và dài, bởi gà đá cựa sắt có mỏ ngắn thường ra đòn rất chậm. Lỗ tai gà càng nhỏ càng tốt, có lông phủ kín để khi cận chiến tránh bị ù tai.

Vĩ thường mọi người hiểu là phần đuôi, nhưng khi tìm lựa gà đá cựa sắt nên hiểu rộng ra là cả bộ lông. Những chiến kê có bộ lông đẹp cũng có khí thế lấn át trên trường đấu hơn. Người thời xưa quan niệm thứ nhất điểu ô (tức là gà màu điều), thứ nhì xám khô (bộ lông xám nhưng khô sẩn không bóng), thứ ba ô lướt (lông đen nhánh, bóng mượt). Phần đuôi gà lông càng lớn, phủ dài xuống hông càng tốt. Bộ lông đuôi rậm sẽ giúp gà chọi giữ thăng bằng tốt hơn.

Hình dáng gà là điều cơ bản khi xem xét. Mình gà đá cựa sắt phải săn chắc, rắn rỏi, khi cầm thấy chắc nịch, có cơ bắp rắn. Gà chọi nên chọn loại có thân bé nhanh nhẹn, dài mình để dễ dàng tấn công đối thủ. Quan trọng nhất là phần đùi phải to thì khi ra đòn mới có lực mạnh. Với mỗi tướng chân đều có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ như gà có gióng mía, đùi dài hợp với đòn đá kiềng và đá đòn mé chụp. Nếu gà cựa sắt có chân dài kheo mèo, gối chụm thì giỏi đá mé, đá hầu. Các chủ nuôi có thể tùy ý chọn theo sở thích của mình.

Chân gà được chọn phải vững vàng, dáng vảy thì tùy giống có nhiều hình thù khác nhau. Nhưng nhất thiết bàn chân phải rộng ngón, đế mỏng giúp để giúp gà linh hoạt. Cựa gà nên cứng chắc để có thể mài sắc. Gà đá cựa sắt tại Việt Nam chủ yếu dùng cựa thật đã mài để chiến chứ không dùng cựa sắt nhọn để thực chiến như gà Mỹ đá cựa sắt, nên cần phải chú trọng chọn gà có cựa tốt.

Có công mài sắt có ngày nên kim
Một con gà cựa sắt có phẩm chất tốt nhưng cần rèn luyện nhiều để trở nên thành thục các ngón đòn. Trong đó quan trọng nhất là cách nuôi gà đá có lực, khi kết hợp với cựa sắt thì độ sát thương sẽ cao hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà khả năng chiến thắng khi đá gà cựa sắt cũng tăng lên tương đối.

Khác với cách nuôi gà, cách nuôi gà chọi cầu kì hơn. Không chỉ chăm lo đến việc ăn uống và sinh hoạt mà nhất thiết phải có luyện tập để cơ bắp săn chắc và có đủ ngón nghề khi chiến kê. Đầu tiên là vần hơi, chạy bộ, quần mái rồi tiếp đến là luyện tập thực chiến thật với những con gà ngang lứa, và nâng cao dần độ khó với những chiến kê có kinh nghiệm hơn.



Đá gà nòi cựa sắt đòi hỏi sự đầu tư lớn từ phí chủ nuôi, không chỉ dừng ở các điều kiện vật chất mà còn ở thời gian và công sức nhẫn nại rèn luyện. Thời gian mài dũa ít nhất phải kéo dài hai năm khi gà chiến đã quen mùi chiến đấu mới nên đem đi thi thố. Dục tốc bất đạt, những chiến kê chưa nhiều kinh nghiệm đã nhanh chóng đem đi đá gà cựa sắt dễ gặp thất bại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét