NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO – KHÓ VẪN LÀM
Được mệnh danh là giống gà tiến vua, mức giá gà Đông Tảo cũng dựa tiếng mà đẩy lên cao. Nhờ vậy mà những hộ nuôi gà Đông Tảo cũng thu được nguồn lợi lớn, một nghề được xem là nhàn nhã vẫn hái ra tiền. Vậy nhưng ít ai biết đến những khó khăn, vất vả để nuôi được giống gà quý này.
Gà đế vương khó chiều
Giống gà Đông Tảo có dáng vẻ mạnh mẽ, nhất là cặp chân to và vảy dày kín. Tuy vậy thể chất tự nhiên của giống này được xem là yếu ớt, không có sức đề kháng cao mặc dù áp dụng đầy đủ các biện pháp y tế như tiêm phòng để tránh bệnh. Do đó mà tỷ lệ mặc bệnh của gà đông tảo rất cao, điều này khiến các tiêu chuẩn trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo cũng trở nên khắt khe hơn.
Về điệu kiện chuồng trại, những lồng nuôi gà Đông Tảo thường to và cao trên mặt đất để đảm bảo điều kiện thoáng mát, tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Những ngày mưa gió hay trở lạnh đều phải che chắn, quây kín chuồng trại để tránh gió lùa. Đôi khi phải chong đèn cả ngày để giữ nhiệt ổn định. Việc vệ sinh chuồng trại phải được thực hiện hàng ngày, tránh tạo điều kiện phát sinh bệnh.
Người nuôi gà Đông Tảo không chỉ sử dụng đúng và đủ các biện pháp tiêm phòng, thuốc uống để tránh bệnh mà còn áp dụng cả những bài thuốc dân gian. Bởi theo nhiều người có kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo, việc dùng thuốc Tây nhiều sẽ khiến vị thịt nhạt bớt, nặng mùi kháng sinh rất khó ăn. Đồng thời những bài thuốc dân gian này còn giúp vẻ ngoài của gà Đông Tảo thêm phần hấp dẫn hơn, hút mắt người mua nhờ thế được trả giá cao hơn hẳn.
Một số hộ có những cách nuôi gà Đông Tảo khá “độc”, họ thường dùng nước lá trầu không để cọ rửa chân cho gà. Họ quan niệm làm theo cách này thì các vảy chân vừa sạch, vừa có màu đỏ hồng từ cẳng cho đến ngón chân. Với những con gà Đông Tảo đẹp, được lựa để đem biếu thì còn được ưu ái xông hơi bằng nước lá cho bộ lông thêm óng mượt. Giá gà Đông Tảo loại này cũng đặc biệt cao, đôi khi lên đến vài chục triệu cho một con.
Từ nuôi thành chăm
Người nuôi gà Đông Tảo chính xác không chỉ đơn giản là người nuôi với mục đích buôn bán mà cũng cần phải có đam mê, dồn tâm sức chăm bẵm mới có thể bền lâu với nghề này. Như đã nói ở trên, giống gà khó chiều này rất dễ bệnh nên việc kiểm soát chất lượng đồ ăn cũng cần phải chú trọng. Đây cũng là một điểm lưu ý trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo. Thức ăn thường dùng là ngô, thóc, rau củ, tránh dùng cám ăn công nghiệp. Bởi các loại cám sẽ tăng lượng thịt nhưng không tạo được độ săn chắc, khiến phần thịt bở bã không đạt chất lượng, điều này cũng ảnh hưởng tới giá bán.
Gà Đông Tảo đặc biệt ăn nhiều nên cần chia lượng đồ ăn làm nhiều bữa trong ngày. Các thực phẩm dùng để chăn gà như đã nói trên cũng phải được lựa kĩ, không dùng đồ mốc ẩm sẽ khiến gà dễ mắc bệnh. Rau củ thường chọn loại tươi, được thay đổi thường xuyên để cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng.
Tuy ăn nhiều nhưng năng suất cho trứng của gà Đông Tảo rất thấp, 2 ngày chỉ đẻ 1 trứng, tính ra mỗi lứa số trứng thu được chỉ trên dưới 10 quả. Nguyên nhân là do giống gà Đông Tảo rất vụng trong khoản đạp mái. Do trong lượng lớn, chân vảy to thô kệch nên kho điều khiển được cơ thể nên tỷ lệ đậu trứng rất thấp. Vì vậy mà giá rao trứng gà Đông Tảo cũng đắt hơn loại thường rất nhiều bởi tỷ lệ hiếm. Nhưng cũng hiếm người nuôi gà Đông Tảo chọn bán trứng bởi họ cần nhân giống nhiều, nhất là đối với loại gà Đông Tảo thuần chủng.
Thêm vào đó, tỷ lệ ấp trứng thành công cũng chỉ khoảng 30%. Nguyên do cũng vì giống mái cũng không lấy làm khéo léo hơn. Đôi chân quá khổ của chúng dường như là trở ngại lớn trong việc ấp và chăm gà con. Vì vậy mà người nuôi gà Đông Tảo thường canh vào kì cho trứng sẽ lấy trứng đem ấp riêng. Đôi khi những lúc chập choạng tối vẫn phải kiểm tra chuồng trại lấy trứng.
Vậy là từ vị trí chủ trại, những người nuôi gà Đông Tảo mặc nhiên trở thành bố, thành mẹ ra sức chăm bẵm hết mực. Từ việc ăn uống đến khu chuồng tại, gà Đông Tảo đều được đặc cách hơn so với rất nhiều giống gà khác.
Được ăn cả, ngã về không
Cũng bởi đặc tính thể trạng dễ nhiễm bệnh mà mỗi khi có thông tin về dịch bệnh là người nuôi gà Đông Tảo phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Không ít người chi rất nhiều tiền để mua thuốc phòng bệnh nhưng cũng không tránh khỏi hậu quả cả đàn nhiễm bệnh đến mất trắng. Theo chia sẻ của anh Thao, một người nuôi gà Đông Tảo lâu năm tại Hưng Yên, vào đợt cúm gia cầm năm 2012, gia đình anh đã mất trắng hai tỷ đồng do cả đàn cùng nhiễm bệnh. Một số phải thiêu hủy, số còn lại cũng không ai dám đưa lời mua hàng.
Để tránh những trường hợp này, không chỉ cải tiến về kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo mà một số hộ cũng phải tính đến chuyện lai giống. Gà Đông Tảo lai với các giống khác thường có sức khỏe tốt hơn và cũng biết cách ấp trứng, loại bỏ được các đặc tính xấu của chúng. Và để đạt được năng suất cao, người nuôi gà Đông Tảo thường chọn lai giống với gà ri. Gà Đông Tảo lai ga ri đặc biệt cho năng suất trứng cao và tỷ lệ ấp trứng thành công cũng lớn hơn.
Vậy nhưng có một đặc điểm là khi lai càng nhiều đời thì những đặc tính của gà Đông Tảo càng mất đi. Vì thế, các hộ nuôi gà Đông Tảo thường chỉ cho lai đến đời thứ 2 mà thôi. Ở mức độ này, những đặc tính của giống Đông Tảo vẫn chiếm ưu thế và cho ra chất lượng tốt. Các giống gà Đông Tảo lai qua nhiều thế hệ sẽ mất đi phẩm chất tốt, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu chung.
Do đó, những người nuôi gà Đông Tảo vẫn thường giữ những cặp gà thuần chủng để gây giống, bên cạnh đó cho lai khoảng một đến hai đời nhằm hạn chế tỷ lệ trắng tay khi làm nghề vú nuôi cho giống gà quý này
0 nhận xét:
Đăng nhận xét